1. Vị trí thi công
– Thi công chống thấm sân thượng, sàn mái.
2. Vật liệu sử dụng
– Lớp lót: DC® Primer PU – Sơn lót gốc polyurethane.
– Lớp phủ: DC® Polyurethane – Sơn phủ gốc polyurethane một thành phần.
a. Đặc điểm kỹ thuật vật liệu
– DC®Polyurethane là hợp chất chống thấm tạo màng dựa trên nguyên lý hấp thụ thành phần nước trong không khí. Màng chống thấm sau khi đóng rắn có cường độ kéo giãn cao và khả năng kháng nước tốt.
– Vật liệu được dùng để chống thấm và bảo vệ cho các hạng mục: Sàn mái, tầng hầm, vườn trồng cây trên mái nhà, mái tầng hầm, hồ chứa nước, … với những ưu điểm: Có khả năng kháng nước, sương giá tốt, sản phẩm chống sốc nhiệt tốt, cho hơi ẩm đi qua, bê tông thở, chịu được hóa chất thông dụng, cường độ bám dính cao, thi công đơn giản, an toàn.
b. Thông số kỹ thuật vật liệu
– Đóng gói/dạng/màu sắc |
: |
20kg/thùng. Lỏng/Đỏ/Xanh/Xám |
– Tỷ trọng |
: |
1,35 – 1,45 g/cm3 |
– Cường độ chịu kéo |
: |
≥ 1,5Mpa |
– Độ giãn dài tới đứt |
: |
≥ 400% |
– Độ cứng Shore A |
: |
≥ 55 |
– Cường độ bám dính |
: |
≥ 1,2Mpa |
– Hàm lượng chất rắn |
: |
≥ 85% |
c. Định mức sử dụng
– Lớp lót: DC® Primer PU: 0,1 ÷ 0,2 kg/m2/1 lớp. Thi công 1 lớp.
– Lớp phủ: DC® Polyurethane: 0,6 ÷ 0,75 kg/m2/1 lớp. Thi công 2 lớp.
3. Chuẩn bị mặt bằng
– Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn.
– Bề mặt bê tông phải đặc chắc, không khuyết tật, tương đối bằng phẳng, không có sắt thép lồi, không bị nhiễm các chất làm bẩn bề mặt như dầu nhờn, mảng bám, không bị đọng nước.
– Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.
– Đối với bề mặt kim loại phải sạch gỉ sét, hoặc các tạp chất khác như bụi, nước.
– Xử lý chống thấm cổ ống bằng vữa không co DC® Grout M60 kết hợp với phụ gia kết nối DC® Latex TH.
– Xử lý các lỗi khiếm khuyết trên bề mặt sàn, tường bê tông và bo ghém góc chân tường bằng hỗn hợp vữa trộn phụ gia DC® Latex TH.
4. Dụng cụ thi công
Cây gạt |
Chổi sơn |
Ru lô |
Máy thổi bụi |
Một số dụng cụ sử dụng thi công
5. Thi công
– Độ ẩm nền < 5%, nhiệt độ nền 5 – 350C.
– Vật liệu đựng trong thùng được khuấy đều trước khi thi công. Thùng vật liệu đã mở nắp phải thi công hết.
– Dùng con lăn, chổi hoặc máy phun thi công lớp lót DC® Primer PU trực tiếp lên bề mặt bê tông với mật độ 0,1 ÷ 0,2kg/m2/lớp.
– Dán lưới thủy tinh dọc sàn x vách kích thước 100x150mm.
Hình ảnh minh họa thi công lớp lót DC® Primer PU
♦ Đối với sàn:
– Dùng con lăn, chổi hoặc máy phun thi công lớp phủ thứ nhất DC® Polyurethane (sau khi lớp lót khô khoảng 4 – 6 giờ) lên trên bề mặt lớp lót với mật độ 0,6 ÷ 0,75kg/m2/lớp.
– Dùng con lăn, chổi hoặc máy phun thi công lớp phủ thứ hai DC® Polyurethane sau khi lớp phủ thứ nhất khô bề mặt (khoảng 12 giờ phụ thuộc mặt thoáng) với mật độ 0,6 ÷ 0,75kg/m2/lớp theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất để đảm bảo bề mặt được phủ lớp chống thấm dày, đều và không có lỗ chân kim trên bề mặt sàn, vách.
♦ Đối với vách:
– Dùng con lăn, chổi hoặc máy phun thi công lớp phủ thứ nhất DC® Polyurethane (sau khi lớp lót khô khoảng 4 – 6 giờ) lên trên bề mặt lớp lót với mật độ 0,6 ÷ 0,75kg/m2/lớp.
– Dùng con lăn, chổi hoặc máy phun thi công lớp phủ thứ hai DC® Polyurethane sau khi lớp phủ thứ nhất khô bề mặt (khoảng 12 giờ phụ thuộc mặt thoáng) với mật độ 0,6 ÷ 0,75kg/m2/lớp theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất để đảm bảo bề mặt được phủ lớp chống thấm dày, đều và không có lỗ chân kim trên bề mặt sàn, vách.
– Thi công rắc cát tạo nhám khu vực vách đứng sau khi thi công lớp thứ 2 (bề mặt còn ướt) với mật độ 1,0 – 1,5kg/m2.
– Lưu ý: Sau khi thi công lớp 2 khoảng 24h tiến hành cắt mẫu kiểm tra độ dày bằng thước kẹp: Điều kiện nghiệm thu mẫu cắt có độ dày tối thiểu 1,0mm.
Hình ảnh minh họa thi công lớp phủ DC® Polyurethane
♦ Kiểm tra và Test nước nghiệm thu:
– Sau thời gian thi công lớp phủ thứ hai khoảng 24 giờ, tiến hành bơm nước thử thấm. Độ cao mực nước tối thiểu 50mm, theo dõi thấm trong thời gian 72 giờ, tiến hành tháo nước, nghiệm thu và chuyển giao giai đoạn.
– Sau khi nghiệm thu test nước xong, tiến hành thi công một lớp vữa bảo vệ lên trên bề mặt lớp màng chống thấm để bảo vệ tránh tia UV và tác động cơ học trực tiếp lên bề mặt lớp màng chống thấm.
♦ Hình vẽ minh họa chống thấm sân thượng, sàn mái: