1. Vật liệu sử dụng
– DC® Top Coat (hợp chất chống thấm gốc xi măng Polymer) cải tiến hai thành phần cao cấp.
a. Đặc điểm kỹ thuật vật liệu
– DC® Top Coat là hợp chất chống thấm gốc xi măng Polymer cải tiến hai thành phần cao cấp có độ đàn hồi cao, khi trộn vào nhau tạo thành lớp hồ dẻo thi công lên bề mặt bê tông hoặc vữa để ngăn chặn sự thấm nước.
– Vật liệu được dùng để chống thấm và bảo vệ cho các hạng mục: Tầng hầm, bể nước, bể bơi, khu vệ sinh, mái, sân thượng…
* ưu điểm: Có Khả năng trám được vết nứt rộng đến 1mm, không ăn mòn, không độc hại, hiệu quả kinh tế, thi công đơn giản.
b. Thông số kỹ thuật vật liệu
– Đóng gói/dạng/màu sắc: 30kg/bộ (A+B).
- Thành phần A: 10 lít/can – Chất lỏng/màu trắng.
- Thành phần B: 20kg/bao – Bột/màu xám
– Tỷ trọng: A+B (hỗn hợp) ~ 1,020 kg/lít
– Tỷ lệ trộn: A:B = 1:2 theo khối lượng
– Lực bám dính trên nền bê tông 30Mpa: ≥ 0,75Mpa
– Độ chống thấm dưới áp lực thủy tĩnh 150kPa trong 7 ngày: Không thấm
– Khả năng tạo cầu vết nứt ở điệu kiện tiêu chuẩn : ≥ 0,75mm
– Độ cứng Shore A : ≥ 50
c. Định mức sử dụng
– DC® Top Coat: 0,9 ÷ 1,1 kg/m2/1lớp. Thi công 2 – 3 lớp.
DC® Top Coat
(hợp chất chống thấm gốc xi măng Polymer)
2. Chuẩn bị mặt bằng
– Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, xốp, … ra khỏi khu vực cần xử lý bề mặt, tạo điều kiện để có thể có vị trí đặt giàn giáo để thao tác các công tác như đục tẩy, khoan, cắt và trám vá được bề mặt vách.
– Bề mặt bê tông phải đặc chắc, không khuyết tật, tương đối bằng phẳng, không có sắt thép lồi, không bị nhiễm các chất làm bẩn bề mặt như dầu nhờn, mảng bám, không bị đọng nước.
– Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.
– Xử lý chống thấm cổ ống bằng vữa không co DC® Grout M60 kết hợp với phụ gia kết nối DC® Latex HT.
– Xử lý các lỗi khiếm khuyết trên bề mặt vách bê tông và bo ghém góc chân tường bằng hỗn hợp vữa trộn phụ gia DC® Latex HT.
3. Thi công
a. Pha trộn vật liệu:
– Đổ thành phần A (dung dịch) vào thùng đã rửa sạch trước, sau đó đổ từ từ thành phần B (bột) vào và khuấy đều bằng cần trộn điện có tốc độ (khoảng 500 vòng/ phút) khoảng 5 phút để hỗn hợp đạt độ dẻo, không vón cục. Sau khi trộn 2 thành phần với nhau sẽ tạo thành một loại hồ dầu sệt.
– Tỷ lệ trộn: A : B = 1 : 2 theo khối lượng.
– Lưu ý: Thi công ngay sau khi trộn và trộn thành từng mẻ đủ để thi công.
b. Thi công:
– Bão hoà bề mặt: Dùng nước tưới lên bề mặt thi công để làm bão hoà bề mặt tạo độ ẩm cho bề mặt nhưng tránh để đọng nước.
– Lớp thứ nhất: Dùng cọ cứng hoặc ru lô thi công lớp thứ nhất trực tiếp lên bề mặt bê tông với mật độ 0,9 ÷ 1,1 kg/m2/lớp.
– Sau khi quét lớp thứ nhất xong thì tiến hành dán 1 lớp lưới thuỷ tinh vào góc chân tường để gia cường (100×100)mm.
– Lớp thứ hai: Thi công lớp thứ hai sau khi lớp thứ nhất khô bề mặt (khoảng 4 giờ phụ thuộc mặt thoáng) với mật độ 0,9 ÷ 1,1 kg/m2/lớp theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất để đảm bảo bề mặt được phủ lớp chống thấm dày, đều và không có lỗ chân kim trên bề mặt vách.
– Lớp thứ ba: Thi công lớp thứ hai sau khi lớp thứ nhất khô bề mặt (khoảng 4 giờ phụ thuộc mặt thoáng) với mật độ 0,9 ÷ 1,1 kg/m2/lớp theo chiều vuông góc với lớp thứ hai.
“Hình ảnh minh họa chống thấm mặt ngoài vách tầng hầm”
c. Kiểm tra và bảo dưỡng:
– Kiểm tra xử lý dặm vá lại bề mặt lớp chống thấm nếu xuất hiện lỗi do nứt chân chim, phồng rộp, …
– Trong thời gian vật liệu chống thấm ninh kết phải hạn chế tác động của ánh sáng mặt trời và gió, tránh tác động ngoại lực lên bề mặt lớp phủ.
– Bảo dưỡng ẩm lớp chống thấm sau 4 – 10 giờ sau khi thi công tối thiểu trong 24 giờ. Tiến hành nghiệm thu, chuyển giao giai đoạn.
– Tiến hành thi công một lớp vữa bảo vệ lên trên bề mặt lớp màng chống thấm để bảo vệ tránh tia UV và tác động cơ học trực tiếp lên bề mặt lớp màng chống thấm.
4. Hình vẽ minh họa chống thấm vách hầm: