CHỐNG THẤM ĐÁY HẦM BẰNG MẠNG CHỐNG THẤM TỰ DÍNH HDPE

1. Vật liệu sử dụng
DC® Pro-Proof 1.2T – Màng chống thấm tự dính HDPE dày 1,2mm.

a. Đặc điểm kỹ thuật vật liệu
DC® Pro-Proof 1.2T là màng chống thấm tựdính HDPE, được thiết kế đặc biệt cho xây dựng công trình ngầm, nó có thể kết dính với bê tông sau khi đóng rắn, tạo thành một khối vững chắc. Vật liệu sử dụng màng Polyethylene nhiệt dẻo mật độ cao được chế tạo đặc biệt có tác dụng như một lớp vật liệu nền chống thấm. Trên một mặt của màng HDPE được phủ màng tự dính cao phân tử (Composite) và bề mặt màng tự dính được phủ bởi một lớp chịu thời tiết và lớp cách nhiệt. Có dải keo rộng 70mm để chồng mí.
– Vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các công trình ngầm như tầng hầm, tàu điện ngầm, đường hầm,…

“DC® Pro-Proof 1.2T”

*ưu điểm:
– Sau khi hoàn thành lớp chống thấm, khả năng chịu va đập của lớp bê tông cốt thép không có lớp bảo vệ được tăng cường.
– Hoàn toàn kết dính với bê tông được đổ lên trên.
– Ngăn ngừa sự thẩm thấu của nước. Không bị ảnh hưởng bởi điều kiện ẩm ướt.
– Cho phép ứng dụng trong các khu vực có mực nước ngầm cao. Không bị ảnh hưởng bởi sự nhiễm bẩn.
– Không yêu cầu bất kỳ sự bảo vệ đặc biệt nào trong quá trình thi công. Thi công đơn giản và dễ dàng.
– Không yêu cầu kỹ thuật hàn mép đặc biệt. Kháng chịu hóa chất.
– Có thể được sử dụng trong các điều kiện địa chất ngầm.

b. Thông số kỹ thuật vật liệu
– Đóng gói/dạng/màu sắc: 20m2/cuộn. Tấm: Rộng (1m), Dài (20m), Dày (1,2mm; 1,5mm; 2mm). Màu trắng.
– Chất liệu bề mặt: Màng cát hoặc Polyethylene
– Gốc hóa học: Hợp chất cao phân tử Polyethylene
– Đơn vị khối lượng: ≥ 1,45kg/m(1,5mm); ≥ 1,20kg/m(1,2mm)
– Cường độ chịu kéo: ≥ 12Mpa
– Độ giãn dài khi đứt: ≥ 500%
– Kháng đâm thủng: ≥ 900N
– Độ bám dính trên bề mặt bê tông: ≥ 1,5N/mm
– Độ bám dính chồng mí ở 230C: ≥ 0,8N/mm
– Tính mềm dẻo ở nhiệt độ thấp: – 350C
– Tốc độ thoát hơi nước: 0,3g/m2/24h
– Khả năng duy trì độ giãn dài khi gia nhiệt: 90%

c. Định mức sử dụng
DC® Pro-Proof 1.2T: 1,15m/m2.

2. Chuẩn bị mặt bằng
– Vệ sinh bề mặt để loại bỏ bụi bẩn, vật nhọn nhô ra và vị trí ứ đọng nước trên bề mặt sàn.
– Bề mặt sàn nên tương đối bằng phẳng, không rỗ hay vết lõm. Xử lý các lỗi khiếm khuyết trên bề mặt sàn bê tông bằng vữa sửa chữa chuyên dụng DC® Mota 16 kết hợp với phụ gia kết nối DC® Latex TH.
– Bê tông lót yêu cầu có độ dày tối thiểu 100mm trên nền đất đầm chặt hoặc khối bê tông mác thấp.
– Bê mặt đứng phải là bề mặt mịn của bê tông phun, bê tông cốt thép hoặc bê tông gạch.

3. Thi công
a. Thi công màng DC® Pro-Proof 1.2T
– Mở bọc và chuẩn bị trải màng DC® Pro-Proof 1.2T. Để trải màng dễ dàng hơn, dùng ống thép dài luồn qua lõi của cuộn màng để di duyển và cầm phía đầu của cuộn màng trải ra.
– Trải cuộn màng DC® Pro-Proof 1.2T sao cho bề mặt có lớp cát hoặc lớp film bảo vệ lớp tự dính luôn hướng lên trên phía tiếp xúc với bê tông kết cấu và mặt HDPE còn lại tiếp xúc với lớp bê tông lót.

“Hình ảnh minh họa trải màng ra sàn bê tông lót”

– Hai cuộn màng sẽ được kết nối với nhau thành một khối thống nhất thông qua việc dán chồng mí bởi lớp tự dính ở hai bên cạnh mép màng, dọc theo toàn bộ cuộn màng.
– Mối nối giữa các màng nên được bố trí so le và chồng lên nhau tối thiểu 70mm tính từ mép của màng (cạnh biên).
– Gỡ bỏ một phần lớp lót bảo vệ từ mép của màng (cạnh biên) và dán chồng lên màng bên cạnh. Dùng tay ấn mạnh màng và dùng con lăn chữ V cầm tay cán phẳng, sau đó cán lại bằng con lăn cán mép nặng hơn, đảm bảo không có khoảng trống và chỗ hở.

“Hình ảnh minh họa nối chống mép hai cuộn màng”

– Nối hai đầu của mỗi cuộn màng DC® Pro-Proof 1.2T với nhau bằng băng dính GPS® Tape 02 (hai mặt) và DC® Tape 01 (một mặt).

DC® Tape 01

 

là dạng băng dính một mặt được dùng dán đè lên vị trí giữa khe tiếp giáp của hai cuộn màng.

DC® Tape 02

 

là dạng băng dính hai mặt được dùng để liên kết hai đầu cuộn màng với nhau

b. Thi công chống mí màng HDPE DC® Pro-Proof 1.2T

* Phương án 1:
– Trải các cuộn màng theo vị trí 1, 2, 3, 4 như biểu đồ và dán đè các cuộn lên các lớp tự dính.
– Dán đè miếng băng dính một mặt DC® Tape 01 lên chính giữa vị trí tiếp giáp giữa 2 đầu cuộn màng 2 và 3 (vị trí số 5).
– Dán đè miếng băng dính một mặt DC® Tape 01 lên vị trí số 6 và 7.

* Phương án 2:
– Trải các cuộn màng theo vị trí 1, 2, 3. Dán cuộn màng 2 lên cuộn màng 1 nhờ lớp tự dính ở cạnh mỗi cuộn.
– Dán miếng băng dính hai mặt DC® Tape 02 lên phía cuối của cuộn màng 2 (vị trí số 5), bóc lớp dính của cuộn băng dính và dán đè cuộn 3 lên miếng băng dính DC® Tape 02 và lớp tự dính của cuộn 1.
– Dán cuộn màng 4 lên lớp tự dính của cuộn 2 và 3
– Dán đè miếng băng dính một mặt DC® Tape 01 lên vị trí số 6 và 7.

c. Thi công gắn màng DC® Pro-Proof 1.2T lên các vị trí tường vây hoặc cốp pha

* Gắn màng lên tường vây:
– Thi công các cuộn màng HDPE DC® Pro-Proof 1.2T lên trên bề mặt lớp bê tông lót.
– Thi công và cố định các cuộn màng HDPE DC® Pro-Proof 1.2T theo phương thẳng đứng, cố định lên bề mặt tường vây bằng hệ thống nẹp nhôm với vít inox không gỉ, sau đó tại các vị trí trám bằng keo gốc Polyurethane DC® Sealant 889. Ở vị trí chân tường giao nhau với bê tông lót, gập vuông tấm màng để chồng mí màng đặt dọc với màng nằm ngang.
– Tại vị trí chồng mí của lớp màng đặt dọc với lớp màng đặt ngang dùng băng dính một mặt DC® Tape 01 để cố định 2 tấm màng dọc theo toàn bộ vị trí chồng mí của 2 tấm màng.

 

– Lưu ý:
+ Tấm màng được đặt trên tường vây phải có chiều cao tối thiểu cao hơn 500mm so với bề mặt bê tông đáy hoặc lớp cốt thép.
+ Vị trí để cố định tấm màng bằng nẹp nên được đặt ở vị trí chồng mí của tấm màng.

* Gắn màng lên bề mặt cốp pha:

– Thi công các cuộn màng HDPE DC® Pro-Proof 1.2T lên trên bề mặt lớp bê tông lót.
– Thi công và cố định các cuộn màng HDPE DC® Pro-Proof 1.2T theo phương thẳng đứng, cố định lên bề mặt cốp pha bằng DC® Tape 01. Ở vị trí chân tường giao nhau với bê tông lót, gập vuông tấm màng để chồng mí màng đặt dọc với màng nằm ngang.
– Tại vị trí chồng mí của lớp màng đặt dọc với lớp màng đặt ngang dùng băng dính một mặt DC® Tape 01 để cố định 2 tấm màng dọc theo toàn bộ vị trí chồng mí của 2 tấm màng.

 

 

– Lưu ý:
+ Tấm màng được đặt trên cốp pha phải có chiều cao tối thiểu cao hơn 500mm so với bề mặt bê tông đáy hoặc lớp cốt thép.
+ Tháo cốp pha khi bê tông đạt cường độ tối thiểu 10Mpa.
+ Sau khi tháo cốp pha, có thể cố định mép trên cùng của tấm màng theo chiều thẳng đứng bằng nẹp nhôm với vít inox không gỉ có trám bằng keo gốc polyurethane DC® Sealant 889.

d. Chống thấm vị trí đầu cọc

– Vệ sinh sạch sẽ đầu cọc, trám vá và đổ bù đầu cọc bằng vữa không co ngót DC® Grout M60 kết hợp với phụ gia kết nối DC® Latex HT.
– Khi thi công màng HDPE DC® Pro-Proof 1.2T xung quanh vị trí đầu cọc, cần khéo léo dùng dao chuyên dụng để rọc (cắt) các tấm màng ôm trọn chu vi của đầu cọc.
– Quét chống thấm xung quanh và lan rộng khoảng 50mm tại ví trí tiếp giáp giữa lớp màng và đầu cọc bằng chống thấm gốc polyurethane DC® Polyurethane (hoặc có thể quấn thanh trương nở Hyperstop quanh vị trí tiếp giáp, sau đó trám lớp vữa xi măng bảo vệ thanh trương nở và cuối cùng quét lớp chống thấm gốc polyurethane DC® Polyurethane bao trùm lên lớp vữa đó.

Trả lời